My Diary.
to Share my Life Events

Làng bích họa Tam Thanh



Làng bích họa đầu tiên ở Việt Nam nằm ở một làng chài nghèo của thôn Trung Thanh (Tam Thanh - Tam Kỳ- Quảng Nam). Ngôi làng này là “tác phẩm” nằm trong Dự án giao lưu mỹ thuật cộng đồng Hàn - Việt của Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation) và Chương trình định cư Liên hiệp quốc (UN-Habitat) thực hiện.


Ngôi làng bích họa đầu tiên ở Việt Nam được hoàn thành sau 3 tuần thực hiện

Ngay sau khi Dự án hoàn thành, một tình nguyện viên có tài khoản Facebook Ha Nguy đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình: “Dự án làng bích hoạ Tam Thanh giúp cải thiện không gian và môi trường sống của người dân, tạo đầu vào để phát triển du lịch địa phương. Dự án này cũng thắt chặt tình bằng hữu giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc” 


Vừa mới hoàn thành nhưng ngôi làng bích họa này đã thu hút rất đông giới trẻ đến tham quan và Check-in

Để có được gần 100 bức bích họa rực rỡ sắc màu này là sự miệt mài và hăng say làm việc của 5 nghệ sĩ Hàn Quốc cùng đội tình nguyện viên trong 3 tuần ròng rã giữa cái nắng, cái nóng của gió trời miền Trung. 

Chủ đề được gửi gắm thông qua gần 100 bức bích họa sống động này là phong cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt, văn hóa của người dân làng biển. Đồng thời, nhóm nghệ sĩ cũng không quên phác họa những hình ảnh hoạt hình vui nhộn để mang đến cho trẻ thơ làng biển có một thế giới đầy ước mơ và tràn ngập tiếng cười. 


Thông qua những bức họa này sẽ nâng cao ý thức và trách nhiệm của mọi người về việc giữ gìn môi trường sống luôn sạch đẹp

Các tình nguyện viên của Dự án cho hay: “Chúng tôi chọn ngôi làng này để thực hiện vì đây là địa phương có tỉ lệ dân cư đông đúc. Với những ngôi nhà kề sát nhau như thế này sẽ giúp các nghệ sĩ thỏa sức thể hiện ý tưởng của mình với những bức tranh sống động và ấn tượng. Đồng thời, thông điệp của những bức tranh này cũng được nối liền mạch với nhau thông qua dãy nhà này”.

“Dự án là dịp để giao lưu, chia sẻ ý tưởng nghệ thuật, kinh nghiệm tổ chức và phát triển nghệ thuật cộng đồng giữa hai quốc gia. Người dân địa phương ở làng biển nghèo này sẽ được sống trong một không gian văn hóa nghệ thuật, đồng thời từ đó họ có thêm ý thức, trách nhiệm để giữ gìn môi trường sống, họ thêm yêu và tự hào về quê hương đất nước của mình. Đó là thông điệp chúng tôi muốn gửi gắm qua những bức vẽ đầy màu sắc của các nghệ sĩ và đội ngũ tình nguyện viên đến từ Hàn Quốc”, ông Park Kyoung Chul, Trưởng Đại diện Quỹ Giao lưu quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam chia sẻ.

Dưới đây là một số hình ảnh về ngôi làng bích họa đầu tiên ở Việt Nam:


Môi trường đầy tính văn hóa nghệ thuật này sẽ giúp trẻ thơ nuôi dưỡng được tính chân - thiện - mỹ trong tâm hồn


Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ sĩ đã mang đến cho trẻ em làng biển một thế giới tươi đẹp hơn


Những bức tường vô tri, lạnh lẽo đã có những ô cửa sổ màu nhìn ra biển thêm phần thi vị


Những nhân vật phác họa trên các tường nhà đều được lấy nguyên mẫu từ đời thường


Nhiều ngõ nhỏ trong thôn được vẽ dọc hai bên tường đi thẳng ra biển


Bằng những ô cửa nho nhỏ, xinh xinh và ngập tràn sắc màu sẽ tạo nên bức tranh sinh động cho làng biển


Trẻ nhỏ sẽ thêm yêu quê hương đất nước mình hơn khi ngắm những bức họa có ý nghĩa như thế này


Những mảnh tường cũ kỹ giờ đây đã trở nên có hồn 


Cả ngôi làng trở nên rực rỡ hơn khi được "khoác thêm chiếc áo mới"


Oh Ye Seul, 25 tuổi, là họa sĩ tự do tại Hàn Quốc, từng tham gia vào những dự án làng bích họa bằng việc vẽ tranh tường hay thực hiện các video


Sau khi đặt chân đến Việt Nam, cô bị thu hút, ấn tượng bởi cả cảnh sắc và con người nơi đây


Tuổi thơ của các em sẽ luôn tràn ngập niềm vui và tiếng cười


Chủ nhân làm nghề thợ may của ngôi nhà trước bức vẽ phác họa lại các thành viên trong gia đình.


Những ngõ nhỏ cũng trở nên sống động hơn sau khi được các nghệ sĩ đặt bút phác họa


"Hãy nói cho ta điều ước của con": Bức tranh vui nhộn trên tường nhà rất được trẻ em yêu thích.

(Sưu tầm : Phan Bảo Khuê)

Tags : 
máy hàn , máy bắt vít , máy chà nhám


Admin Admin Author

Các điểm du lịch quanh Hà Nội

Hà Nội là thành phố thủ đô, từ khu vực trung tâm có thể di chuyển theo các trục đường chính đi ra ngoại thành hoặc sang các tỉnh lân cận

Hà Nội là thành phố trung tâm của miền Bắc Việt Nam, nổi tiếng khắp thế giới là một thành phố có vẻ đẹp cổ kính, người dân thân thiện, dễ mến và đặc biệt đây là một thành phố có bề dày văn hóa hàng nghìn năm. Đến với Hà Nội, ngoài việc tham quan khu vực trung tâm thành phố với phố cổ, những công trình kiến trúc nổi tiếng, hay tham gia vào những hoạt động văn hóa… thì việc di chuyển từ Hà Nội sang những khu vực lân cận trong vòng 1 ngày cũng rất thú vị. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, nhu cầu du lịch, dã ngoại của người dân Hà Nội vào các dịp cuối tuần, lễ Tết ngày càng nhiều hơn. Và những điểm gần Hà Nội có thể di chuyển trong vòng 1 ngày là sự lựa chọn của phần lớn người dân.



Chính vì vậy, với bài viết này Toidi.net hy vọng có thể cung cấp cho tất cả các bạn thông tin về địa điểm du lịch Hà Nội để các bạn có thể lên kế hoạch cho chuyến đi dã ngoại của mình.

Địa Điểm Du lịch Hà Nội
Hà Nội là thành phố thủ đô, từ khu vực trung tâm có thể di chuyển theo các trục đường chính đi ra ngoại thành hoặc sang các tỉnh lân cận:

– Đi về hướng Hưng Yên
– Đi về hướng Bắc Ninh
– Đi về hướng Sóc Sơn – Vĩnh Yên
– Đi về hướng Sơn Tây – Hà Tây cũ
– Đi về hướng Vân Đình – Hòa Bình



ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HÀ NỘI : ĐI VỀ HƯỚNG HƯNG YÊN – HẢI DƯƠNG

1. Làng gốm Bát Tràng
Cách Hà Nội khoảng hơn 15km, nằm ngay bên kia sông Hồng, Bát Tràng là một điểm du lịch rất gần Hà Nội và nổi tiếng là làng nghề sản xuất các sản phẩm gốm sứ. Đây là điểm du lịch phù hợp với nhóm các bạn trẻ hoặc các gia đình có con nhỏ. Bởi ở đây ngoài tham quan các lò gốm, đi chợ gốm mua sắm các sản phẩm, vật dụng trong gia đình, các bạn còn có thể tự tay mình tạo ra các sản phẩm gốm sứ từ các khâu như vuốt, nặn, tới vẽ, tô màu… các sản phẩm này còn có thể được nung, tráng men và gửi về tận nhà các bạn.

Hướng dẫn đi lại:

– Cách 1: các bạn đi qua cầu Thanh Trì, xuống cầu rẽ tay phải đi ngược về phía đê và đi thêm 1 đoạn nữa là tới bàng Bát Tràng.
– Cách 2: các bạn đi qua cầu Chương Dương và cứ men theo đê bên phải là tới. Đi hướng này thì trên đường các bạn có thể nhìn ngắm các đền chùa cổ như chùa Sùng Khánh, Điếm Tư Đình, chùa Nghiêm Quang, chùa Cự Linh, Đình chùa Thổ Khối…

Loại hình du lịch: du lịch làng nghề, dã ngoại, giải trí gia đình, phù hợp với trẻ em.

2. Thành phố xanh Ecopark

Ecopark là khu đô thị sinh thái đẹp nhất Đông Nam Á với không khí trong lành cùng cảnh sắc thiên nhiên xanh mát và yên bình. Nơi đây cũng là điểm dã ngoại, cắm trại thích hợp cho mọi lứa tuổi. Hơn nữa, địa điểm vui chơi này cũng rất gần Hà Nội, nếu bạn ở trung tâm thành phố di chuyển tới chỉ mất khoảng 30 phút. Một trong những điểm phượt, dã ngoại lý thú dành cho các bạn trẻ không có nhiều thời gian, phải đi tranh thủ trong vòng 1 ngày, thậm chí là vài tiếng…

Đến với nơi đây, bạn sẽ tha hồ được hòa mình trong không gian xanh mát ở công viên Mùa Xuân, công viên Mùa Hạ, thậm chí tại đây còn có một khu vui chơi riêng dành cho các bé mang tên Kolorado. Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm các hoạt động ngoài trời như bơi, tennis, đạp xe được phục vụ tại các club house trong khu đô thị.

Khi chơi mệt, muốn nghỉ ngơi, ăn uống, có rất nhiều nhà hàng với đủ mọi món ăn đến từ nhiều nền văn hóa ẩm thực khác nhau cũng như nhiều quán café có view tuyệt đẹp chờ bạn tới chọn lựa.
Muốn đốt lửa tổ chức BBQ thì các bạn cần liên hệ trước với ban quản lý của Ecopark nhé: 096 930 43 88
Loại hình du lịch: du lịch dã ngoại, giải trí gia đình, phù hợp với trẻ em.
3. Đền Chử Đồng Tử

Dọc theo đê sông Hồng khoảng hơn 15km nữa từ làng gốm Bát Tràng là các bạn sẽ tới Đền Chử Đồng tử – một di tích lịch sử ven đê sông Hồng.
Ở Việt Nam, đền Chử Đồng Tử có ở nhiều nơi nhưng 2 ngôi đền ở khu vực này được coi là đền chính:
Đền thứ nhất thuộc thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, nhìn ra bãi Tự Nhiên – nơi theo truyền thuyết chính là vị trí Chử Đồng Tử và Tiên Dung gặp nhau. Còn gọi là đền Đa Hoa.
Đền thứ hai thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, nơi Chử Đồng Tử hóa về trời. Còn gọi là đền Dạ Trạch.
Đền Đa Hòa được Nhà nước xếp hạng di tích từ năm 1962, nằm trên một khu đất cao, bằng phẳng, nhìn thẳng ra bãi Tự Nhiên. Ngôi đền là một di tích mang giá trị đặc biệt về kiến trúc, điêu khắc và nghệ thuật thời Nguyễn với những pho tượng đồng, các chi tiết chạm trổ tinh vi, hoành phi, câu đối, những di vật quý hiếm…
Không gian xung quanh ngôi đền đem lại cho khách du lịch cảm giác cổ kính nhưng thanh tịnh, tôn nghiêm nhưng rất thoải mái vì có nhiều cây cổ thụ lớn, tán rộng, luôn xanh tươi quanh năm.
Loại hình du lịch: du lịch văn hóa tâm linh, dã ngoại
4. Chùa Chuông – Phố Hiến – Hồ Bán Nguyệt

Đây là một cụm di tích nằm trong quần thể di tích phố Hiến xưa – một đô thị cổ, một thương cảng lớn vào thế kỷ 17-18, nơi nổi tiếng trong câu nói “thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.
Địa điểm du lịch này cách Hà Nội khoảng 60km nếu vẫn đi theo đường đê Bát Tràng – Đông Quan nên các bạn hoàn toàn có thể đi về trong ngày.
Nếu không muốn đi theo đường đê thì các bạn có thể đi qua cầu Chương Dương, rẽ sang quốc lộ 5, đến phố Nối thì đi theo đường 39A vào.
Nơi đây sau hàng trăm năm thì đã không còn là một thương cảng sầm uất nữa, do sông Hồng đã lùi ra xa nhưng vẫn là khu vực lưu giữ một quần thể kiến trúc cổ có giá trị đồ sộ về mặt điêu khắc và kiến trúc bao gồm các điểm đáng chú ý nhất là:
Chùa Chuông: tên chữ là Kim Chung Tự, thuộc thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên ngày nay, được mệnh danh là “Phố Hiến đệ nhất danh thắng”. Ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ 15, đã từng trùng tu vào năm 1707 và được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích Kiến trúc – Nghệ thuật vào năm 1992.
Văn Miếu Xích Đằng: nơi đượ coi là biểu tượng của thành phố Hưng Yên, nơi hội tụ tinh hoa học vấn – trí tuệ của người Phố Hiến khi xưa. Văn miếu được xây dựng từ thế kỷ 17, hiện thuộc phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, được trùng tu lớn vào năm 1839 và vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đây là nơi thờ Khổng Tử, Chu Văn An , các vị thánh hiền nho giáo và dựng 9 tấm bia ghi danh các vị học sĩ đỗ đạt cao.
Hồ Bán Nguyệt: là một hồ nước nằm ở trung tâm phố Hiến xưa và thành phố Hưng Yên ngày nay. Đây cũng là nơi đông đúc nhất, sầm uất nhất và là nguồn cảm hứng cho rất nhiều những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của những tao nhân mặc khách.
Đền Mẫu: nằm ở ven hồ Bán Nguyệt, còn được gọi là Hoa Dương Linh từ, thờ Dương Quý Phi. Đền được khởi dựng từ đời vua Trần Nhân Tông, niên hiệu Thiệu Bảo thứ nhất (Kỷ Mão 1279); đến triều Nguyễn, niên hiệu Thành Thái VIII (Đinh Dậu 1896), đền Mẫu được đại trùng tu với quy mô như hiện nay.
Đền Trần: cách đền Mẫu một quãng ngắn, cũng thuộc phường Bãi Sậy, bên bờ hồ Bán Nguyệt. Đây là nơi phụng thờ Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300). Tương truyền trong quá trình chiến đấu chống giặc Nguyên Mông manh tâm xâm lược nước ta, Trần Hưng Đạo đã chọn vị trí chiến lược trọng yếu này – nơi hội tụ ba dòng sông Hồng, Luộc, Châu Giang – làm cứ địa để đóng quân một thời gian. Sau đó, tại đây, người địa phương liên tục đơm soạn nhang đèn hoa quả tưởng nhớ công lao bậc anh hùng kiệt xuất của dân tộc. Đền Trần chính thức được hưng công xây dựng từ niên hiệu Tự Đức XVI (Quý Hợi 1863), đến niên hiệu Tự Đức XXII (Kỷ Tị 1869) thì hoàn thành.
Loại hình du lịch: du lịch văn hóa, tâm linh

CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH GẦN HÀ NỘI: ĐI VỀ HƯỚNG BẮC NINH

đi theo hướng Bắc Ninh khá nhiều và dày đặc, chia làm 2 dạng du lịch là du lịch tâm linh và du lịch làng nghề. Các bạn có thể theo dõi bản đồ tổng quan các điểm này để thuận tiện sắp xếp chuyến đi trong 1 ngày của mình.

1. Đền Đô

Một ngôi đền cổ lâu đời, được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn, đến nay đa số các hạng mục công trình đã được khôi phục và xây mới lại. Đây là nơi thờ tám vị vua nhà Lý, có thể nói đây chính là nơi hội tụ của những người con ưu tú mang họ Lý. Đền tọa lạc tại làng Đình Bảng, Tiên Sơn, Bắc Ninh, đây cũng là làng có làng nghề làm bánh Phu Thê truyền thống.

Tại Đền Đô, lễ hội Đền Đô được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm, đúng ngày Lý Công Uẩn đăng quang (15- 3 năm canh Tuất, 1010). Lễ hội đền Đô là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời, là nơi để những người con Đất Việt hướng về cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ những vị vua Lý anh minh, đã có công xây dựng đất nước Việt.
Tới Đền Đô bạn cũng nên ghé thăm Đình làng Đình Bảng, đây cũng là một ngôi đền cổ, có nét kiến trúc độc đáo. Đây được coi là một quần thể di tích kiến trúc độc đáo và mang tính nghệ thuật cao. Các bạn cũng đừng quên ghé thăm Đình làng Đình Bảng ở gần đó.

Hướng dẫn đi lại:

– Cách 1: Từ Hà Nội các bạn qua cầu Chương Dương, qua cầu Đuống đi thẳng về hướng Bắc Ninh đến thị xã Từ Sơn sẽ có đường rẽ bên phải đi thẳng vào Đền Đô. Biển chỉ dẫn rất lớn nên các bạn không cần phải lo lắng.
– Cách 2: Từ Hà Nội các bạn qua cầu Vĩnh Tuy hoặc cầu Thanh Trì, cắt ngang qua đường 5, đi thẳng theo hướng Quốc lộ 1A đến lối xuống Phù Chẩn – Đền Đô thì các bạn đi xuống hướng bên trái là tới.
Loại hình du lịch: du lịch văn hóa, tâm linh

2. Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích hay còn gọi là chùa Vạn Phúc, thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là ngôi chùa có tới hàng nghìn năm lịch sử, đã từng là trung tâm văn hóa Phật giáo của nước Đại Việt.
Chùa được xây dựng trên núi Lạn Kha, hay còn gọi là núi Phật Tích, núi Tiên Du, núi Nguyệt Hằng, cửa mở ra hướng Tây, trước mặt là sông Đuống. Điểm độc đáo của chùa chính là những tác phẩm điêu khắc đá cổ kính như: pho tượng A Di Đà – một tác phẩm điêu khắc thời Lý; tượng mình người đầu chim đang vỗ trống – một hình ảnh của thần nhạc công; cột đá chạm hình dàn nhạc với 8 nhạc công đang chơi trống cơm, đàn tỳ bà, đàn tranh, đàn thập lục, tiêu, sáo, nhị, trống; 5 đôi linh thú bằng đá xanh nguyên khối trước sân chùa; ao rồng; 36 ngọn bảo tháp…
Không những có giá trị về nghệ thuật, lịch sử to lớn, khu vực này có không gian yên tĩnh, trong lành, rất thích hợp với việc dã ngoại đầu xuân.
Hướng dẫn đi lại:

Chùa Phật Tích cách Đền Đô khoảng 10km, từ Đền Đô các bạn quay ra đường Quốc lộ 1 đi thêm 1 đoạn nữa sẽ có biển chỉ vào Phật Tích. Hoặc nếu không muốn đi lên đường cao tốc thì các bạn cứ đi theo đường Nguyên Phi Ỷ Lan rồi rẽ phải theo đường Lý Thánh Tông là tới.
Loại hình du lịch: du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái, dã ngoại
3. Chùa Dâu

Chùa Dâu còn có tên là Diên Ứng (tức là cầu gì được nấy), Pháp Vân (một trong tứ pháp Pháp Vân – Pháp Vũ – Pháp Lôi – Pháp Điện) hay Cổ Châu, tọa lạc ngay trung tâm của khu di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và phong phú bậc nhất của quê hương Kinh Bắc. Nơi đây là thủ phủ của quận Giao Chỉ (Giao Châu), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của nước ta, bao gồm thành cổ Luy Lâu, đền thờ và Lăng mộ Sỹ Nhiếp, hệ thống chùa tháp, đền đài, cung điện, lầu gác, bến bãi, gốm cổ, phố chợ sầm uất của đô thị Luy lâu,… là chứng tích một thời kỳ dài hàng chục thế kỷ trước và sau Công nguyên. Hiện nay, chùa thuộc làng Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, là ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ 3.

Chùa Dâu cũng như những ngôi chùa khác của vùng kinh bắc, nổi tiếng về kiến trúc và nghệ thuật. Ngoài ra, ở sân chùa còn có điểm nổi bật chính là Tháp Hòa Phong, vốn cao 9 tầng nhưng giờ chỉ còn lại 6 tầng nhưng vẫn rất uy nghi, vững chãi.

Hướng dẫn đi lại:

Các bạn đi qua cầu Chương Dương hoặc cầu Vĩnh Tuy, theo đường 5 đến chợ Sủi thì rẽ tay trái đi theo đường 18B, qua chợ Dâu là tới chùa Dâu. Từ Hà Nội tới chùa Dâu khoảng 30km.
Loại hình du lịch: du lịch văn hóa, tâm linh
4. Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp hay còn gọi là Ninh Phúc Tự là một trong các chùa cổ ấy nằm trên bờ sông Đuống hiền hòa cách Hà Nội khoảng 25km, còn được gọi chùa Nhạn Tháp vì thỉnh thoảng có những con chim nhạn bay về đậu trên đỉnh các tháp. Chùa tọa lạc ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, được vua Tự Đức đặt tên chùa Bút Tháp vì tháp Báo Nghiêm trông tựa cây bút lông. Theo truyền thuyết, chùa Bút Tháp được xây dựng từ thế kỷ 13, dưới đời vua Trần Thánh Tông, nhưng như nhiều chùa chiền xưa ở nuớc ta, vật liệu xây dựng là tre, gỗ nên khó chịu đựng được sức tàn phá của thời gian, dễ bị hủy hoại. Từ thế kỷ 17 đến nay, chùa đã được trùng tu gần mười lần, lần cuối cùng những năm 1990-1993, chùa được tạo dựng hoàn toàn, hiến cho ta ngày nay một kiệt tác nghệ thuật kiến trúc khá nguyên vẹn, chứa đựng một số chứng tích, di vật điêu khắc độc đáo, hiếm có niên đại nhiều thế kỷ.

Trong số các tượng hình trong chùa Bút Tháp, có tiếng nhất là pho tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn tức Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay, kiệt tác của nền điêu khắc Việt Nam. Cao 370cm, đường kính vành tay 224cm, tượng được đặt trong Thượng điện cùng với những tượng Tam Thế, các vị Bồ Tát như Thích Ca Tuyết Sơn, Văn Thù, Phổ Hiền,…và hai dãy 18 vị La Hán sát tường hai bên.

Hướng dẫn đi lại:

Chùa Bút Tháp gần chùa Dâu, chỉ cách nhau khoảng 5km, chùa Bút Tháp gần phía đê sông Đuống hơn nên các bạn có thể đi quần thể chùa chiền khu vực này trong vòng 1 buổi.

Loại hình du lịch: du lịch văn hóa, tâm linh

5. Làng tranh Đông Hồ

Làng tranh Đông Hồ là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội khoảng 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.
Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian, được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại dùng tranh mới. Đến với làng tranh Đông Hồ bạn sẽ được tìm hiểu về qui trình sản xuất tranh, hiện nay chỉ còn lại 2 nhà còn lưu giữ và sản xuất tranh. Các hộ gia đình còn lại thường làm Vàng Mã, xuất đi các tỉnh thành ở miền Bắc.

Hướng dẫn đi lại:

Làng tranh Đông Hồ nằm sát sông Đuống, cùng hướng đê với chùa Bút Tháp, từ chùa Bút Tháp đi theo đường đê về phía Bắc Ninh thêm 7km là tới làng.
Loại hình du lịch: du lịch sinh thái, làng nghề, dã ngoại
6. Làng gốm Phù Lãng

Làng Phù Lãng (thuộc xã Phù Lãng), nằm ở phía đông huyện Quế Võ, cách huyện lỵ khoảng 10 km và cách sông Lục Đầu khoảng 4 km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại. Phù Lãng còn có nhiều ngọn núi đẹp, tạo nên cảnh sơn thuỷ hữu tình ít có trên đất Bắc Ninh. Đây là ngôi làng cổ nổi tiếng với nghề gốm, nhưng nguyên liệu để tạo ra sản phẩm gốm Phù Lãng là đất sét có màu hồng nhạt, mua ở làng Thống Vát, Cung Kiệm (xã Việt Thống). Sản phẩm chính của nghề gốm Phù Lãng là chum vại, chậu nồi, ấm đất, chậu sành, tiểu sảnh. Khác với gốm Thổ Hà, gốm Phù lãng được phủ một lớp men có hoa văn màu da lươn trông vừa thanh nhã vừa bền đẹp.

Tới Phù Lãng bạn đừng ngại đi lòng vòng vào các làng, bởi trong làng bạn mới có thể tận mắt nhìn thấy những lò Gốm và tìm hiểu cách làm Gốm ở đây. Nếu bạn thích nhiếp ảnh thì sẽ có khá nhiều góc máy để sáng tác.

Hướng dẫn đi lại:

Giống như đi tới Chùa Dâu hay chùa Bút Tháp, các bạn có thể tới làng Phù Lãng theo đường 18B, tới Châu Phong thì đi theo đê tới Phù Lãng.
Loại hình du lịch: du lịch sinh thái, làng nghề, dã ngoại
7. Làng cổ Thổ Hà

Thổ Hà là tên gọi một làng nghề thuộc xã Vân Hà huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang. Đó là một ngôi làng cổ với phong cảnh hữu tình, cây đa, bến nước, sân đình, những nếp nhà cổ san sát nằm sâu trong các ngõ hẻm cổ kính. Khác với các làng ở đồng bằng Bắc Bộ dân Thổ Hà hoàn toàn không có ruộng, bao đời sống bằng gạo chợ nước sông, thu nhập từ nghề thủ công và buôn bán nhỏ. Đây cũng là một làng nổi tiếng với nghề gốm từ thế kỷ 14, nhưng những năm gần đây làng đã không còn làm nghề truyền thống này nữa, chỉ còn vài nhà vẫn giữ lại nghề này. Từ sau năm 1990 thì làng chuyển sang nghề làm mỳ gạo và bánh đa nem.

Tuy nhiên, rất nhiều khách du lịch hàng năm vẫn tới đây, đặc biệt là những khách yêu thích chụp ảnh để ngắm nhìn những kiến trúc vừa cổ xưa vừa dân dã của ngôi làng. Nét thu hút của ngôi làng chính là cổng làng, ngôi đình, mái chùa, những nếp nhà nhỏ xinh, những ngõ gạch mát mẻ…

Hướng dẫn đi lại:

Từ Hà Nội theo quốc lộ 1 về hướng Bắc 31 km tới thành phố Bắc Ninh, rẽ trái đi thêm 3 km tới phố Đặng, ngược theo đê sông Cầu 1 km thì tới bến đò Thổ Hà, sang đò là tới làng.
Loại hình du lịch: du lịch sinh thái, làng nghề, dã ngoại
CÁC ĐIỂM DU LỊCH GẦN HÀ NỘI: ĐI VỀ HƯỚNG SÓC SƠN – VĨNH YÊN
1. Di tích Thành cổ Cổ Loa

Cổ Loa (Loa Thành) là di tích kinh thành của đất nước Âu Lạc từ thế kỷ 3 TCN và nhà nước của vua Ngô Quyền thế kỷ 10 SCN. Đây là quần thể thành cổ gần Hà Nội nhất của nước ta. Hiện nay quần thể di tích này thuộc địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Hướng dẫn đi tới Cổ Loa:

Từ trung tâm Hà Nội, các bạn qua cầu Chương Dương, qua cầu Đuống rồi rẽ theo đường quốc lộ 3 khoảng 15km là tới khu di tích Cổ Loa.
Vì quãng đường khá ngắn nên các bạn có nhiều sự lựa chọn về mặt phương tiện như xe đạp, xe máy, ô tô hoặc xe bus.
-Bằng xe bus: Các bạn có thể bắt xe 46, xuất phát từ bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng – Cầu Thăng Long – Vĩnh Ngọc – Quốc lộ 3 – Cổ Loa.
Hoặc đi từ Trạm trung chuyển xe bus Long Biên (ngay đầu đê Yên Phụ gần gầm cầu Long Biên) thì bắt xe 15. Lộ trình xe 15 là: Yên Phụ – Long Biên – Trần Nhật Duật – cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Ngô Gia Tự – Cầu Đuống – Quốc lộ 3 – Dốc Vân – Cổ Loa – Đông Anh – Nguyên Khê – Phủ Lỗ – Đa Phúc – Phố Nỉ.
– Đi bằng phương tiện cá nhân ô tô, xe máy, xe đạp: Hiện đã thông cầu Nhật Tân nên các bạn có thể lựa chọn 2 đường đi:
Qua Cầu Chương Dương, đi thẳng theo đường Nguyễn Văn Cừ, qua cầu Đuống rẽ tay trái để đi qua đường ray tàu hỏa về phía đường đê, rẽ tay phải chính là quốc lộ 3, cứ đi theo quốc lộ 3 thì sẽ nhìn thấy biển chỉ Cổ Loa và bắt đầu đi theo biển chỉ dẫn.
Đường thứ 2 các bạn có thể đi qua cầu Nhật Tân nếu các bạn xuất phát từ khu hồ Tây, đi theo đường Võ Nguyên Giáp, rẽ phải sang quốc lộ 5 kéo dài 1 đoạn thì rẽ vào quốc lộ 3, đi thêm vài km sẽ thấy biển rẽ vào Cổ Loa bên tay trái đường.
Các địa điểm tham quan chính ở Cổ Loa:

Đền thờ An Dương Vương hay còn được gọi là đền Thượng nằm ở trung tâm Thành trong, được coi là nơi Vua Thục Phán trước kia ở. . Đền Thượng mọc lên trên một gò đất hình đầu rồng, hai gò hai bên là hai cánh rừng. Phía dưới có hai hố tròn là mắt rồng. Trước mặt đền Thượng là một hồ nước lớn, bên trong hồ có Giếng Trọng Thủy (Giếng Ngọc) – nơi truyền thuyết cho rằng Trọng Thủy đã gieo mình xuống đây tự vẫn.
Ngự triều di quy: Qua cổng làng Cổ Loa cũng là cổng Thành Trong là tới Ngự triều di quy hay còn được gọi là Ngự Đình hay Đình Cổ Loa. Đây là một ngôi đình được chuyển từ nơi khác về, và dựng lại hồi cuối thế kỷ 18 ngay trên khu đất tương truyền là nơi xa xưa vua Thục Phán thiết triều.
Am Mỵ Châu: Bên trái Đình Cổ Loa là Am thờ Mỵ Châu (Am Bà Chúa), dân làng còn gọi đây là mộ Mỵ Châu. Đây chỉ là một am nhỏ nằm khiêm tốn dưới gốc đa nghìn tuổi với vẻ u tịch như muốn gợi về câu chuyện tình ngang trái cách đây hàng ngàn năm. Căn phòng trong cùng có tượng công chúa Mỵ Châu. Đây là một hòn đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu. Truyền thuyết kể rằng sau khi Mỵ Châu hóa thành hòn đá to trôi dạt về bãi Đường Cấm, ở phía đông thành Cổ Loa, dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống, bèn lập am thờ ngay tại chỗ.
Chùa Bảo Sơn: Từ Am Mỵ Châu đi sâu vào phía trong là chùa Bảo Sơn, trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, có giá trị to lớn như: bức cốn tứ linh từ thế kỷ 19, 134 bức tượng Phật được bài trí ở chính điện, hậu cung, hành lang và nhà Mẫu, 5 tấm bia đá từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, 2 đại hồng chung đúc vào năm Gia Long thứ 2 (năm 1803), một khánh đồng và nhiều pháp khí có giá trị khác.
Đền thờ Cao Lỗ: Đền thờ Cao Lỗ hiện được dựng ở nhiều nơi như quê ông ở Bắc Ninh, hay ở Ái Mộ và ngay trong thành Cổ Loa cũng có đền thờ của ông. Đền thờ nhỏ, có dựng tượng Cao Lỗ bắn nỏ giữa ao nước trước đền. Trong đền còn lưu giữ nhiều mũi tên đồng mà các nhà khảo cổ học đã khai quật được. Đền thờ Cao Lỗ chỉ cách Đền thờ An Dương Vương khoảng 150m.
Loại hình du lịch: du lịch văn hóa, tâm linh, dã ngoại

2. Quần thể Đền Sóc – Phù Đổng Thiên Vương

Quần thể di tích Đền Sóc nằm ở khu vực núi Vệ Linh – hay còn gọi là núi Sóc, thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Khởi nguồn của quần thể di tích này chỉ là một miếu thờ Đổng Thiên Vương rất nhỏ và chùa Non Nước được xây dựng từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng. Trong cuộc đấu tranh chống giặc Tống, vua Lê Đại Hành cùng các tướng sĩ trên đường hành quân đã vào làm lễ cầu Thánh Gióng phù hộ cho trận đấu và trong trận đấu này, quân Tống thua lớn nên khi quay về, vua Lê Đại Hành đã vào lễ tạ và sai người tìm gốc trầm hương để tạc tượng thần và cho xây dựng khu vực này thành khu vực đền rất uy nghi và phong thành Đền Phù Đổng Thiên Vương. Khu vực này được xếp hạng Di tích Quốc gia vào năm 1962.

Hướng dẫn đi lại:

– Bằng xe bus: Từ điểm trung chuyển xe bus Long Biên các bạn bắt xe số 15, lối rẽ vào khu Quần thể đền Sóc Sơn trước điểm cuối cùng là Phố Nỉ một chút.
Từ ngã ba đi vào đền Sóc khoảng 3km nữa nên tùy tình hình mà các bạn có thể bắt xe ôm hoặc đi bộ. Lưu ý là vào đền Sóc các bạn cũng phải đi bộ khá nhiều nữa, nên đi xe ôm vào cổng đền cho đỡ mệt.
– Đi ô tô hoặc xe máy: Các bạn đi từ Cổ Loa thì chỉ cần quay lại quốc lộ 3 đi thêm hơn 20km nữa là có biển chỉ đường vào đền Sóc ở bên tay trái.
Còn nếu các bạn không đi qua Cổ Loa mà đi thẳng đền Sóc thì cũng có 2 sự lựa chọn về đường đi:
Đường đi qua cầu Nhật Tân, không rẽ vào quốc lộ 5 kéo dài mà cứ đi thẳng cho đến khi gặp quốc lộ 18 (Phù Lỗ) thì rẽ phải vào quốc lộ 18 một đoạn, tiếp tục rẽ trái vào quốc lộ 3, đi thêm 1 đoạn sẽ đến ngã ba có biển chỉ dẫn vào Quần thể di tích đền Sóc.
Đường thứ 2 là đường đi qua cầu Thăng Long về phía sân bay Nội Bài, đến ngã tư với quốc lộ 18 thì đi theo quốc lộ 18 vòng ra sau lưng sân bay Nội Bài đi theo đường 131, đến khi gặp quốc lộ 3 thì rẽ trái đi thêm 1 đoạn là đến.
Các điểm tham quan ở Sóc Sơn:
Đền Hạ – Đền Trình: Ngay từ cửa khu Di tích đi vào, các bạn gặp đầu tiên là Đền Hạ – hay còn gọi là Đền Trình ở phía bên tay trái. Đền thờ một tượng sơn thần bằng đồng nặng 7 tấn đang ngồi, hai tay đặt ở đầu gối, có nét mặt uy nghi, oai vệ. Theo truyền thyết thì đây là thần Nứa – vị thần đã cho phép Thánh Gióng chọn nơi đây để bay về trời, nhân dân tôn xưng ông là “Thánh Thần Vương”, danh hiệu này được khắc ở trên đỉnh mũ của bức tượng. Ngoài cửa Đền Trình là một gốc đa cổ thụ bên hồ nước xanh biếc, dưới gốc đa là tượng những linh vật đang ngồi chầu về phía đền.
Chùa Đại Bi: Qua Đền Trình theo một con đường lát gạch là đến chùa Đại Bi. Ngôi chùa nhỏ nhưng có lối kiến trúc độc đáo với những khung cửa được phủ sơn đỏ, mái vòm uống cong hai đầu rồi vút lên đẹp mắt, những hàng ngói đỏ phủ rêu cổ kính… Bên trong ngôi chùa là những hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng lộng lẫy và uy nghiêm.
Đền Mẫu: Đối diện với Chùa Đại Bi là Đền Mẫu, nơi thờ mẹ Thánh Gióng. Đây cũng là một ngôi đền nhỏ nhưng có những nét chạm trổ hết sức tinh xảo. Trước cổng đền có dòng chữ “Phù Đổng danh truyền Thiên Thượng Mẫu”. Phía trong đền có tượng Mẫu với nét mặt hiền từ, khoan dung sơn son thiếp vàng; bên ngoài có giếng Mẫu với màu nước quanh năm xanh ngắt.
Đền Thượng: Đi thêm vài bước qua Đền Mẫu là đến Đền Thượng. Con đường với những tượng đá nhỏ khắc hình hươu, nai, ngựa… và những rặng thông hàng trăm năm tuổi, những cây cổ thụ um tùm… Đền Thượng là ngôi đền cuối cùng trong quần thể 4 công trình nằm dưới chân núi Vệ Linh, ẩn trong những tán lá cây rậm rạp của ngọn núi này.
Nhà bia: Từ chân núi Vệ Linh lên Tượng Đài Thánh Gióng có hai đường đi, một đường đi từ Đền Thượng lên và một đường đi từ cổng ngoài khu di tích lên. Con đường đi từ cổng lên các bạn sẽ đi qua Nhà bia và có đường rẽ xuống Chùa Non Nước. Nhà bia này hoàn toàn khác với các nhà bia ở các đình chùa khác, hoàn toàn được xây dựng bằng đá phiến, phần thân nhà vững chãi gắn liền với đỉnh hình chóp nón, trông xa giống như chiếc mũ sắt của Thánh Gióng năm xưa.
Tượng đài Thánh Gióng: tọa lạc trên đỉnh núi Đá Chồng, được khởi công xây dựng vào năm 2008 và khánh thành vào năm 2010. Tượng đài được đúc bằng đồng nguyên chất, có chiều cao11,07m; độ vươn ra là 16m, nặng 85 tấn, là hình ảnh Thánh Gióng đang cưỡi ngựa bay về trời trong dáng vẻ uy nghiêm, hùng dũng. Đây là công trình chào mừng kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Hiện nay du khách ngoài việc leo bộ lên Tượng đài Thánh Gióng còn có thể đi xe máy hoặc ô tô theo đường mòn từ chân núi lên đỉnh núi.
Loại hình du lịch: du lịch văn hóa, tâm linh, dã ngoại

3. Núi Hàm Lợn

Núi Hàm Lợn thuộc dãy Độc Tôn, Sóc Sơn, Hà Nội là một địa điểm khá quen thuộc với giới trẻ, đặc biệt với những ai đang có ý định tập dượt trước khi leo Fanxipang. Núi Hàm Lợn được mệnh danh là “Nóc nhà của thủ đô”, nằm cách Hà Nội 40km theo hướng cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài nên việc di chuyển tới đây không quá khó, chỉ mất khoảng trên dưới một giờ đồng hồ. Do vậy bạn có thể chinh phục đỉnh núi này trong ngày hoặc lưu lại lâu hơn nếu muốn ngắm hoàng hôn và bình minh trên đỉnh núi.
Du khách có thể bắt đầu leo núi Hàm Lợn ngay hoặc tham quan hồ Núi Bàu trước khi lên đường.
Có hai con đường lên đỉnh núi. Con đường thứ nhất là đường mòn khá bằng phẳng, dễ đi và ít bụi rậm. Thời gian di chuyển chỉ mất từ 2 tiếng đến 2 tiếng rưỡi. Con đường thứ hai là men theo suối nhiều thử thách phù hợp với những ai thích mạo hiểm và khám phá. Với thời gian di chuyển khoảng 4 giờ, du khách sẽ phải băng qua những con suối nhỏ hay vượt qua bụi rậm. Mặc dù có nhiều đoạn phải tự mở đường cho mình nhưng đó lại chính là điểm thu hút của con đường chinh phục ngọn núi này.
Gần đỉnh núi có hẳn một khu vực khá bằng phẳng. Sau khi chinh phục độ cao 462m lên đỉnh Hàm Lợn, du khách có thể trở lại khu vực này để cắm trại, nghỉ ngơi chuẩn bị cho việc xuống núi hoặc chờ đón bình minh hay hoàng hôn

Hướng dẫn đi lại:

Từ trung tâm Hà Nội đi qua cầu Thăng Long, dọc theo hướng cao tốc Thăng Long – Nội Bài tới ngã tư giao với Quốc lộ 2 rẽ trái theo hướng Vĩnh Phúc. Tiếp tục đi thẳng cho tới khi thấy biển Việt phủ Thành Chương và Xóm Núi thì rẽ phải, đi thẳng thêm 7km có 1 ngã rẽ phải chỉ dẫn đường vào Việt phủ, tiếp tục đi thẳng là tới núi Hàm Lợn.

Các dịch vụ trên núi Hàm Lợn:
– Trông xe máy: 15.000
– Hướng dẫn viên: 250.000-450.000
– Cho thuê lều: 70.000/lều 2, 100.000/lều 4
– Đốt lửa qua đêm: 150.000/bó củi, 10.000/kg than
Loại hình du lịch: du lịch sinh thái, dã ngoại, cắm trại
4. Việt Phủ Thành Chương
Nổi tiếng là một quần thể kiến trúc cung đình hoàn thiện còn lưu giữ nguyên vẹn những giá trị lịch sử, Việt Phủ Thành Chương đã được nhiều tờ báo quốc tế như The New York Times, Herald Tribune giới thiệu. Thực tế, đây được coi là một bảo tàng tư nhân của họa sĩ nổi tiếng Thành Chương. Tại đây, ông đã quy tụ những tinh hoa của văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật Việt trong một khuôn viên lên tới 8000m2.
Ngoài tham quan, trong khuôn viên còn có nhà hàng, quầy lưu niệm để phục vụ khách có thể chơi ở đây cả ngày.

Lịch mở cửa đón khách và giá vé:

Mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả các ngày lễ, từ 9h sáng tới 17h chiều, không nghỉ trưa.
Riêng ngày thứ 2 nhà hàng trong Việt phủ Thành Chương đóng cửa.
Giá vé:
– Người lớn: 150.000 đ
– Người già (65 tuổi trở lên): Ưu đãi 20%
– Sinh viên/ học sinh: Ưu đãi 20%
– Trẻ em dưới 1.1 m ( đi với mỗi người lớn): Miễn phí

Hướng dẫn đi lại

Rất gần Hà Nội, chỉ cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 40km, thuộc địa phận xã Hiền Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Bạn có rất nhiều cách di chuyển khác nhau và có thể sử dụng nhiều phương tiện như xe bus, xe máy, nếu là một nhóm đông bạn có thể thuê riêng một chiếc xe khách…
– Đi xe máy thì bạn đi dọc theo hướng đường cao tốc Thăng Long-Nội Bài, sau đó rẽ về Sóc Sơn theo đường về Vĩnh Phúc cho tới khi nhìn thấy biển báo, tiếp tục đi theo hướng biển báo là tới nơi.
– Còn nếu bạn lựa chọn xe bus để đi, bạn có 2 cách: bắt xe 07 xuống ngã tư Phủ Lỗ-Nội Bài-Quốc Lộ 2, đi xe ôm hoặc taxi thêm 9 km hoặc đi xe 56 xuống khu công nghiệp Nội Bài bắt xe ôm đi thêm khoảng 3km nữa.

Loại hình du lịch: du lịch sinh thái, dã ngoại, văn hóa
5. Hồ Đại Lải
Khu du lịch hồ Đại Lải thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, cách trung tâm Hà Nội 40km. Nơi đây có vị trí giao thông thuận tiện cho khách du lịch quốc tế và trong nước. Hồ Đại Lải với hệ động vật phong phú sẽ là lựa chọn thú vị cho những bạn yêu thích khám phá thiên nhiên.


Đại Lải là hồ nước nhân tạo lớn với diện tích hơn 500 ha, có nhiệm vụ tưới tiêu cho vùng nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Giữa hồ là những đảo chim, đảo ngọc… xanh mát quanh năm. Gần đây, hồ được khai thác phục vụ khách du lịch bởi lợi thế sẵn có phù hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Xung quanh hồ có nhiều dự án như sân golf, khu nghỉ dưỡng 5 sao, khu sáng tác của văn nghệ sĩ…

Thời điểm đẹp nhất để đi hồ Đại Lải là mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 9 bởi vì khí hậu ở đây rất mát mẻ, phù hợp để tránh nóng và vào mùa này có nhiều hoạt động vui chơi như: bơi thuyền, đạp nước, du thuyền quanh hồ.

Hướng dẫn đi lại:
Từ Hà Nội bạn đi theo hướng cầu Thăng long tới gần sân bay Nội Bài thì rẽ trái, đi về hướng Vĩnh Yên. Đi đến đoạn nhìn thấy nhà máy Toyota và Honda ở bên tay trái thì các bạn rẽ phải vào XUân Hòa, ngay đầu đường có quán thịt trâu rất nổi tiếng. Vào đến hồ Đại Lải, bạn sẽ thấy khung cảnh rất đẹp, hai bên đường có nhiều cây phi lao, đường sạch sẽ dễ đi. Từ Hà Nội đến hồ Đại Lải khoảng gần 50km.
DU LỊCH GẦN HÀ NỘI: ĐI VỀ HƯỚNG SƠN TÂY – HÀ TÂY CŨ

1. Thiên đường Bảo Sơn

Thiên đường Bảo Sơn là khu vui chơi Du lịch gần Hà Nội, rất phù hợp với những gia đình có con nhỏ, là một tổ hợp vui chơi giải trí bao gồm các trò chơi , thủy cung, xem biểu diễn các loại hình nghệ thuật, công viên nước… Ngay kể cả vào mùa đông, không phù hợp để chơi các trò chơi dưới nước thì đây vẫn là lựa chọn tuyệt vời. Trong khuôn viên Thiên đường Bảo Sơn có cả khu vực nhà hàng để các gia đình có thể ăn trưa và chơi cả ngày tại đây.

Vào dịp Tết Nguyên Đán 2016 này, thiên đường Bảo Sơn nghỉ Tết từ ngày 26/1 đến hết ngày 7/2. Từ 12h trưa ngày 8/2 mở cửa đón khách trở lại.

Giá vé vào cửa các bạn xem ở đường dẫn này.

Hướng dẫn đi lại:

– Xe bus: có các xe số 50, 57, 58 đi qua khu vực này
– Xe máy, ô tô: đi theo đường Láng – Hòa Lạc, nhưng đừng đi đường cao tốc mà đi đường nhỏ bên cạnh thôi (gọi là đường gom). Đi khoảng 7-8km, qua 1 cây xăng (nhỏ), có biển chỉ dẫn, chui qua hầm là sang đến cổng luôn. Còn nếu đi trên đường cao tốc thì khoảng 2km là thấy lối Exit thì các bạn phải ra ngay (nếu không sẽ phải đi thẳng lên Thạch thất mới có EXIT để quay đầu đấy). Khi ra đường gom rồi đừng chui ngay qua hầm nhé, cứ đi thẳng theo đường gom khoảng 5km nữa mới tới lối rẽ sang TĐBS.

Loại hình du lịch: du lịch giải trí, dã ngoại.

2. Các ngôi chùa cổ ở khu vực Hà Tây cũ

– Chùa Tây Phương: còn có tên khác là Sùng Phúc Tự, nằm trên ngọn núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chùa Tây Phương được ví như một bảo tàng tượng Phật với nhiều pho tượng cổ độc đáo, sống động, có sức, có hồn. Nơi đây rất nổi tiếng trong bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương của nhà thơ Huy Cận.

– Chùa Trăm Gian: hay còn gọi là chùa Quảng Nghiêm, chùa Tiên Lữ, tọa lạc ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ngôi chùa có tới 104 gian, được lập từ thời vua Lý Cao Tông năm 1185, là ngôi cổ tự nổi tiếng ở Việt Nam.
– Chùa Thầy: tọa lạc ở núi Sài Sơn, thuộc làng Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Chùa Thầy nổi tiếng với truyền thuyết kỳ ảo, linh thiêng quanh cuộc đời pháp sư Từ Đạo Hạnh và cũng là nơi nổi tiếng bởi vẻ đẹp của non nước hữu tình, cảnh vật như ở chốn bồng lai. Chùa Thầy rất đẹp vào mùa hoa gạo nở nên lúc này rất nhiều khách du lịch muốn tới đây một lần.
Ba ngôi chùa này nằm khá gần nhau và gần đường Láng – Hòa Lạc nên các bạn có thể sắp xếp để đi các chùa này trong vòng 1 buổi hoặc 1 ngày nếu kết hợp thêm các điểm gần đó.

Hướng dẫn đi lại: Các bạn đi theo đường Láng – Hòa Lạc khoảng 25km sẽ thấy biển chỉ vào chùa Thầy. Rẽ vào khoảng 2km là tới. Từ chùa Thầy thì có thể đi ngược ra đường Láng – Hòa Lạc, đi tiếp đến lối rẽ Thạch Thất – Quốc Oai thì rẽ phải, đi thêm hơn 5km là tới chùa Tây Phương. Nếu không đi đường ngoài các bạn cũng có thể đi đường bên trong theo bản đồ bên trên, vừa đi vừa hỏi đường nhưng nếu có người bảo dẫn đi thì đừng đi theo vì họ là cò, sau khi dẫn đến sẽ ép mua đồ lễ của họ. Từ chùa Tây Phương các bạn đi ngược ra phía đường Láng – Hòa Lạc nhưng đừng lên đường cao tốc mà đi thẳng sang phía bên kia theo đường 80 là tới chùa Trăm Gian.

Loại hình du lịch: du lịch văn hóa, tâm linh, dã ngoại
3. Làng văn hóa các dân tộc Đồng Mô – Sơn Tinh Camp

Làng văn hóa – Du du lịch các dân tộc Việt Nam là một địa điểm du lịch gần Hà Nội, chỉ cách Hà Nội khoảng gần 50km, được xây dựng với tổng diện tích 1544 ha (trong đó có 605 ha mặt đất và 939 ha mặt nước). Đây là một khu văn hóa quốc gia, nơi lưu giữ bảo tồn và giới thiệu những di sản văn hóa truyền thống đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam. Khu vực tham quan chính là khu nhà ở các dân tộc Ba Na, M’ Nông, Xu Đăng, Giẻ Triêng, Gia Rai và Ê đê.

Ngoài ra các bạn còn có thể đi thuyền ra đảo Vua, tham quan sân golf Đồng Mô…
Khu vực này thường xuyên tổ chức tái hiện các hoạt động văn hóa của các vùng miền khác nhau như: lễ dựng cây nêu, hát đờn ca tài tử, hội đua bò Bảy Núi…
Đi qua khu vực này vào sâu bên trong, sát hồ là khu cắm trại Sơn Tinh Camp. Rất phù hợp với các nhóm gia đình đi dã ngoại hay nhóm các bạn trẻ thích thiên nhiên, chơi các trò chơi vận động.
Các bạn hoàn toàn có thể tham quan và chơi 1 ngày ở khu vực này. Bảng giá vé các loại dịch vụ.

Hướng dẫn đi lại:

Các bạn đi theo đường Láng – Hòa Lạc, hết đại lộ Thăng Long vẫn đi thẳng tiếp cho đến khi nhìn thấy biển chỉ dẫn vào Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Cứ đi hết làng Văn hóa là thấy đường mòn dẫn vào khu Sơn Tinh Camp.

Loại hình du lịch: du lịch văn hóa, sinh thái, dã ngoại

4. Hồ Tiên Sa – Vườn quốc gia Ba Vì

Vườn Quốc gia Ba Vì: xa nhất về phía Tây thành phố Hà Nội, cách thành phố hơn 60km và Ba Vì là ngọn núi cao nhất của Hà Nội. Khu vực này được quy hoạch giống như một khu nghỉ dưỡng, ở độ cao hơn 1000m so với mực nước biển, nơi đây có không khí mát lạnh khác hẳn so với khu vực trung tâm thành phố. Các điểm tham quan trong Vườn quốc gia các bạn có thể tham khảo sơ đồ tại đây:

Nhưng du khách thường tham quan nhất là đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Vua, Đền Thượng trên đỉnh Tản Viên, Phế tích Nhà thờ cổ… Dưới chân núi, ngay cổng vào Vườn Quốc gia còn có Hồ Tiên Sa rất đẹp, rất phù hợp để ăn trưa và nghỉ ngơi cho chuyến dã ngoại một ngày của bạn.

Hướng dẫn đi lại:

– Cách 1: Các bạn đi theo đường Láng – Hòa Lạc, đến ngã ba Hòa Lạc thì rẽ phải đi về hướng Sơn Tây. Đến ngã tư Sơn Tây thì đi theo đường bên trái tới biển chỉ vào Vườn Quốc gia Ba Vì.

-Cách 2: Các bạn đi theo đường 32 thì đi qua Sơn Tây tới ngã tư rẽ về Xuân Mai thì đi thẳng vào.

Loại hình du lịch: du lịch sinh thái, dã ngoại

5. Làng cổ Đường Lâm

Đường Lâm là một ngôi làng Việt Cổ vẫn còn giữ nguyên được các giá trị vật thể và phi vật thể về cung cách sinh sống của người xưa. Các gian nhà cổ trong khu vực Làng được cấp kinh phí để duy tu, bào tồn hàng nằm nhằm giữ được những nét truyền thống nhất phục vụ khách tham quan. Du khách đến đây còn có thể thưởng thức bữa trưa dân dã truyền thống tại sân một ngôi nhà cổ xưa, uống chén nước trà, ăn miếng chè lam ở điếm canh đầu làng, đạp xe đạp dạo chơi qua những con đường lát gạch sạch sẽ.

Đi Đường Lâm các bạn nên đi trong 1 ngày vì có nhiều điểm trong làng để tham quan như:
– Đình làng Mông Phụ
– Lăng Phùng Hưng
– Lăng Ngô Quyền
– Chùa Mía
– Đền Và

Hướng dẫn đi lại: Đường Lâm đi đường cũng giống như đường đi rừng quốc gia Ba Vì
– Cách 1: theo đường Láng Hòa Lạc đến ngã tư Sơn Tây thay vì rẽ trái vào rừng quốc gia thì các bạn đi thẳng thêm 11km nữa là tới cổng làng.
– Cách 2: theo đường 32 thì cứ đi thẳng là tới cổng làng.

Loại hình du lịch: du lịch văn hóa, tâm linh, làng nghề, sinh thái, dã ngoại

DU LỊCH GẦN HÀ NỘI: THEO ĐƯỜNG 6 VỀ HƯỚNG VÂN ĐÌNH – HÒA BÌNH
1. Hồ Quan Sơn
Quan Sơn là một khu hồ rộng khoảng 850ha thuộc địa phận của 5 xã, huyện Mỹ Đức, cách Hà Nội khoảng 50km, là một địa điểm du lịch gần Hà Nội nhưng có phong cảnh khá hoang sơ và yên tĩnh. Phong cảnh Hồ Quan Sơn đẹp bởi sự pha quyện giữa những ngọn núi đá vôi lừng lững bên mặt Hồ, trên mặt nước là những thảm thực vật phong phú như Trang Trang, Sen v.v.v. Nếu bạn đến Quan Sơn vào mùa Sen Nở, bạn sẽ cảm nhận một vườn Sen nở tràn ngập trên mặt hồ. Vì vậy thời điểm đẹp nhất để tới đây là cuối tháng 5 đầu tháng 6. Các bạn có thể mang theo đồ ăn để đi picnic ở đây. Quanh khu hồ không có nhà hàng, các bạn chỉ có thể ra Vân Đình ăn vịt hoặc các món khác.

Hướng dẫn đi lại:

Đường đi Quan Sơn khá dễ, bạn có thể đi xe máy hoặc xe bus. Đường đi giống với đường đi Chùa Hương, từ Hà Nội bạn đi xuống Hà Đông, đến Ba La rẽ trái đi Vân Đình, Tế Tiêu. Với các bạn đi xe máy, khi qua thị trấn Vân Đình bạn sẽ đi men theo đê 1 đoạn, đến ngã 4 thị trấn Đại Nghĩa bạn đi thẳng qua 1 cánh đồng là đến Hồ Quan Sơn. Nếu bạn đi xe buýt thì khi đến ngã tư thị trấn Đại Nghĩa bạn xuống xe và đi xe ôm 1 đoạn khoảng 4km là tới khu du lịch Quan Sơn. Khi đi xe buýt bạn nhớ hỏi giờ xe về chuyến cuối để căn thời gian đi trở ra.
Loại hình du lịch: du lịch sinh thái, dã ngoại

2. Chùa Hương

Là một quần thể đền chùa lớn nhất ở gần khu vực Hà Nội với hàng chục ngôi đền chùa, đình thờ Phật, thờ thần, thờ các tín ngưỡng nông nghiệp nằm ở bên bờ sông Đáy. Đây không chỉ là trung tâm Phật giáo, được coi là đất Phật mà còn là một khu vực có phong cảnh non nước hùng vĩ, trảy hội chùa Hương không chỉ để cầu khẩn cho một năm an vui mà còn để vãn cảnh non nước hữu tình. Nhiều người đi Chùa Hương vào mùa lễ hội từ tháng 1 cho tới tháng 3 Âm lịch hàng năm. Nhưng cũng có nhiều khách đi chùa Hương quanh năm nếu không thích không khí lễ hội. Mùa thu cũng là mùa Chùa Hương đẹp một cách lãng mạn vì có nhiều hoa súng nở trên mặt suối Yến.
Hướng dẫn đi lại:

Nếu đi xe bus thì có 3 lựa chọn:
– Xe 211, lịch trình chạy: Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế Tiêu ( Thị trấn Đại Nghĩa).
– Xe 78 đi Tế Tiêu từ bến xe Mỹ Đình (đi đường Nam Thăng Long qua Nguyễn Trãi tới Ba La rồi đi Tế Tiêu).
– Xe 75 đi từ bến xe Yên Nghĩa tới Tế Tiêu
Nếu đi xe máy hoặc ô tô thì cũng có 2 đường:
– Cách 1: đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương.
– Cách 2: các bạn đi theo hướng quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giẽ), đường này dành cho ô tô, xe máy không được đi. Đi xe máy bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì sẽ có biển chỉ đường vào chùa Hương ở bên tay phải.

(Sưu tầm : Phan Bảo Khuê)

Tags : đồng hồ so , thước đo cao , máy chà sàn
Admin Admin Author

Pongour-Nam Thiên Đệ Nhất Thác


Đà Lạt – Lâm Đồng được thiên nhiên ưu đãi với nhiều đồi núi, sống suối, thác nước, rừng thông bạt ngàn. Ngoài những thác nước đã đi vào lòng du khách khi đến với Đà lạt như; thác Cam Ly, Thác Datanla, Thác Prenn thì không thể không nhắc đến “Nam Thiên Đệ Nhất Thác” của khu vực Nam Tây Nguyên. Đó chính là Thác Pongour – một kiệt tác của tạo hóa.

Thác Pongour, Nam thiên đệ Nhất Thác

Nằm ở phía nam Đà Lạt khoảng 50km về hướng Đức Trọng . Nếu bạn đi từ hướng quốc lộ 20 Thành Phố Hồ Chí Minh lên thành phố ngàn hoa, đến cây số 260 thuộc huyện Đức Trọng, rẻ trái đi vào khoảng 6km quý du khách sẽ bắt gặp một ngọn thác hoang sơ và hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên. Nơi này được người dân địa phương gọi là thác Pongour hay còn tên gọi khác thác Bảy tầng bởi dòng thác chảy qua hệ thống đá bậc thang 7 tầng với độ cao gần 40m.


Đường vào thác pongaur là khung cảnh khá yên bình và nên thơ nếu bạn đi vào tháng 10 sẽ bắt gặp hình ảnh điệp vàng nở rộ tạo nên con đường cong cong dẫn vào thác một màu vàng ươm đẹp mắt đến ngỡ ngàng.


Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ vẫn còn nơi đây lưu giữ. Thác nước được bao quanh bởi khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5 ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú. Nơi đây còn rất nhiều cây cổ thụ, muông thú sinh sống.


Đây là ngọn thác nổi tiếng đẹp mơ màng và hùng vĩ thuộc vùng Nam Tây Nguyên, từng được người Pháp đánh giá là ngọn thác “hùng vĩ nhất Đông Dương”. Vẻ hùng vĩ của thác còn được Vua Bảo Đại công nhận là “Nam thiên đệ nhất thác” (nghĩa là thác nước hùng vĩ nhất trời Nam) vào khoảng 60 năm trước. Đến năm 2000, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có quyết định công nhận nơi đây là di tích lịch sử và thắng cảnh quốc gia.

Truyền thuyết thác Pongour Đức Trọng Lâm Đồng

Thác pongour còn gắn với truyền thuyết hào hùng của người đồng bào dân tộc K’Ho. Truyện kể rằng: Ngày xưa vùng đất này do một nữ tù trưởng người K’ho xinh đẹp cai quản, nàng tên là Kanai. Nàng có tài chinh phục thú dữ, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ lợi ích cho con người, trong đó có bốn con tê giác to lớn khác thường luôn tuân lệnh nàng dời non ngăn suối, khai phá nương rẫy sẵn sàng chiến đấu chống lại kẻ thù, bảo vệ cho dân làng.


Một hôm vào đúng ngày rằm tháng giêng, nàng chút hơi thở cuối cùng, bốn con tê giác quanh quẩn bên nàng ngày đêm không rời nửa bước, chẳng buồn ăn uống cho đến chết. Không lâu sau mọi người trong làng hết sức ngạc nhiên khi thấy nơi nàng yên nghỉ sừng sững một ngọn thác đẹp tuyệt trần.


Thì ra, mái tóc của nàng Kanai đã hóa thành dòng nước trắng xóa, trong xanh, mát rượi còn những phiến đá xanh rêu to lớn làm nền cho thác đổ chính làm những chiếc sừng của tê giác hóa thành – đó chính là biểu tượng của sự đoàn kết, gắn bó vĩnh cửu giữa con người với thiên nhiên bao la.

(Sưu tầm : Phan Bảo Khuê)

Tags : 
máy cắt cỏ , máy rửa xe chính hãng ,máy hút bụi
Admin Admin Author

Hồ Tây mùa hạ

Thời gian này, cuối tuần nào mình cũng lang thang đây đó. Tuần này thì làm một vòng Hồ Tây ngắm hoa chụp ảnh. Phải công nhận mùa hạ ngắm hoa đẹp mỹ mãn. Phượng đỏ, phượng cam, phượng hồng, bằng lăng tím, osaka vàng, sen hồng, sen trắng... Năm nay có vẻ như hoa rực rỡ hơn mọi năm. Duy chỉ có sen thì vẫn còn èo uột, có nơi cạn trơ đáy hồ vì hạn hán. Chắc nàng sen ấy chờ mấy cơn mưa rào rồi mới xanh tươi lên được. Trời đầy mây u ám, chụp ảnh thiếu trời xanh nắng vàng thì không được tươi đẹp lắm, nhưng bù lại làn da châu Á đỡ bị ảnh hưởng. 

Sắc Cam











Sắc vàng








bông sen đầu mùa














Sắc tím


Sắc đỏ sắc vàng chọn sắc nào hơn?

(Sưu tầm : Phan Bảo Khuê)

Tags : máy mài , pa lăng , máy bơm định lượng
Admin Admin Author